Đây là các kỹ năng được đúc rút từ những Đầu Bếp tài năng và dày dặn kinh nghiệm đi trước, hãy xem xem mình đã có những kỹ năng nào rồi các bạn nhé!
Nghề đầu bếp là công việc đòi hỏi sức khỏe tốt, sự kiên trì, bền bỉ và tinh thần yêu nghề mới có thể gắn bó lâu với được. Trên thực tế, có không ít đầu bếp phải bỏ nghề từ năm đầu tiên bởi chán nản và không thể chịu được áp lực cao trong công việc. Không phải ai cũng có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết để theo đuổi nghề này, vì vậy ngay từ bây giờ nếu bạn có định hướng theo nghề bếp, hãy xác định tư tưởng ngay từ đầu để có một hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp của bạn
Ghi nhớ và vận dụng
Người Đầu Bếp cần có trí nhớ tốt để ghi nhớ đầy đủ các kiến thức về ẩm thực, thông thạo nhiều phương pháp chế biến món ăn cũng như trang bị những kỹ năng cần thiết, từ việc sơ chế nguyên liệu cho tới nấu những món ăn cao cấp, từ đó vận dụng chúng vào môi trường làm việc thực tế một cách linh hoạt nhất.
Sáng tạo
Tính sáng tạo vô cùng quan trọng đối với người làm về Ẩm thực, bởi món dù ngon nhưng không mới lạ, ăn hoài cũng chán. Một người Đầu Bếp giỏi phải là người luôn ý thức cao việc học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp chế biến món ăn khác nhau, linh động trong cách kết hợp nguyên liệu, gia vị. Bên cạnh đó, cách trình bày hình thức cho món ăn dựa trên yếu tố dinh dưỡng và khoa học để tạo đến những tác phẩm nghệ thuật mang âm hưởng riêng, đem đến sự mới mẻ cho thực khách và bản thân.
Lập kế hoạch
Để công việc trong gian bếp kịp thời và diễn ra suôn sẻ, bạn phải là người biết sắp xếp, lên kế hoạch thực đơn và phân chia thời gian chế biến nhằm đảm bảo cung ứng các món ăn theo yêu cầu của khách hàng ở mọi thời điểm.
Quản lý và tổ chức công việc
Là một Đầu Bếp giỏi, bạn phải đảm đương được hết các nhiệm vụ như quản lý nhân viên cấp dưới, kiểm soát và quản lý đơn hàng, lên thực đơn phù hợp, điều phối, sắp xếp công việc… Có như vậy, bộ máy làm việc trong gian bếp Nhà hàng – Khách sạn nơi bạn làm việc mới vận hành suôn sẻ.
Quản lý tài chính
Đây là kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể kiểm soát chi phí mua bán nguyên liệu, qua đó giảm giá thành món ăn, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Kỹ năng làm việc tập thể
Vì công việc liên quan với nhiều người, cho nên, kỹ năng làm việc tập thể rất quan trọng với một người Đầu Bếp giỏi. Nghề này cần sự khiêm tốn, không thể tự cao được, dù có tài mà thiếu tâm, bị đồng nghiệp, nhân viên ghét thì rất khó sống.
Giao tiếp
Chỉ quanh quẩn trong khu bếp, chăm chăm vào việc nấu nướng thì bạn sẽ giỏi là suy nghĩ sai lầm. Kỹ năng giao tiếp cho phép bạn tiếp xúc với cấp trên, đồng nghiệp, kể cả khách hàng, từ đó mở ra nhiều cơ hội và dễ dàng tiến xa hơn trong nghề.
Nghề Bếp luôn tồn tại sự phát triển, xu hướng xã hội thay đổi theo từng ngày, muốn là một Đầu Bếp giỏi và giúp nhà hàng ngày một phát triển, chỉ biết nấu ăn ngon không thôi thì chưa đủ, mà phải cộng hưởng tất cả các kỹ năng trên. Hãy là người làm nên chuyện bằng những điều nhỏ bé nhất!
Khóa học ngành đầu bếp Xem Tại
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN đào tạo 20 ngành nghề:
✅ Sửa chữa Ô tô
✅ Sửa chữa Xe máy
✅ Sửa chữa Điện lạnh
✅ Sửa chữa Điện tử
✅ Sửa chữa Điện thoại
✅ Sửa chữa Điện kỹ thuật ( Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
✅ Sửa chữa Vi tính
✅ Sửa chữa Máy may công nghiệp
✅ May và thiết kế thời trang
✅ Đầu bếp…..
– Thủ tục nhập học đơn giản
– Thời gian đào tạo ngắn
– 30% lý thuyết , 70% thực hành
– Có bằng trung cấp trong thời gian ngắn
– Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp
Địa chỉ nhập học : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline : 0936.98.90.90 – 0981.90.80.86 – 024.3558.95.95
Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân