MÁY NÉN CỦA TỦ LẠNH ( BLỐC)

MÁY NÉN CỦA TỦ LẠNH ( BLỐC)

Hệ thống làm lạnh ở tủ lạnh được cấu tạo bởi: Blốc, dàn nóng, pin lọc, ống mao, dàn lạnh. Ngoài ra một số tủ lạnh còn được lắp đặt thêm bầu tách dầu, bầu tách lọc.

– Gồm 2 loại : + Blốc pít tông ( pít tông trượt )

+ Blốc pít tong ( pít tông lăn )

          Blốc pít tông                Blốc rôto
– lắc kêu– lắc không kêu
– hệ thống chống rung bên trong– hệ thống chốn rung bên ngoài
– hút gián tiếp đẩy trực tiếp– hút trực tiếp đẩy dán tiếp
– lắp đặt tủ lạnh công suất nhỏ– lắp đặt tủ lạnh công suất lớn
– lắp đặt điều hoà công suất lớn– lắp đặt điều hoà công suất nhỏ
– có ống nạp gas– không có ống nạp gas
Blốc pít tông là blốc sử dụng nhiều trong tủ lạnh, do đó phần này ta tìm hiểu về Blốc pít tông.
1. Cấu tạo của blốc pít tông.
a. Phần vỏ.
– Cấu tạo: được cấu tạo bằng thép, có nhiệm vụ bảo vệ phần điện và phần cơ bên trong trên vỏ có 3 đường ống.
+ Một ống nối với dàn nóng.
+ Một ống nối với dàn lạnh.
+ Ống còn lại là ống nạp ga.
– Nối với số thiết bị khi gia công sửa chữa và 3 chân đấu điện để cung cấp điện cho phần điện bên trong. Bên trong vỏ có 3 lò xo để chống rung.
b. Phần điện.
– Có nhiện vụ biến điện năng thành cơ năng để chuyền chuyển động đến phần cơ.
– Gồm 2 phần: rôto và stato
 *  Rôto.
– Cấu tạo: được cấu toạ bởi sắt từ hình trụ, bên ngoài thường được bọc một lớp hợp kim nhôm và được đặt trong lòng của Stato để khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sinh ra từ trường quay để đẩy rôto quay.
– Ở tâm rôto có một rãnh xoắn để khi rôto quay đúng chiều  hút hoặc bơm dầu để bôi trơn các chi tiết máy.
*   Stato.
– Được cấu tạo từ : cuộn dây và khung sắt từ
+ Cuộn dây.
   Cấu tạo: Gồm có 2 cuộn dây : – Cuộn làm việc (cuộn chạy)
                                                     – Cuộn dây khởi động (cuộn dây đề)
Hai cuộn dây đặt lệch nhau 90 độ trong không gian để khi dòng điện chạy qua sinh ra từ trường lệch pha nhau 90 độ (gọi là từ trường quay) để làm quay rôto.
+ Khung sắt.
Cấu tạo: Được ghép bởi nhiều lá thép kỹ thuật điện thành một khối bên trong, bên trong có nhiều rãnh để đặt cuộn điện.
c. Phần cơ
– Cấu tạo: gồm có tiêu âm đường hút (giảm âm), khoang hút, lá van hút (clape), lá van đẩy, khoang đẩy, tiêu âm đường đẩy, thành xilanh, khoang xi lanh, pít tông, ổ đỡ, tay biên, trục khuỷu.

Nguyên lý hoạt động.

  • Quá trình hút nén được thực hiện nhờ chuyển động quay của động cơ để biến thành chuyển động tiến pít tông trong xilanh.
  • Khi píttông đi từ trên xuống blốc thực hiện quá trình hút do thể tích trong khoang xilanh lớn nên áp suất giảm lá van hút mở, lá van đẩy đóng. Hơi môi chất từ trong khoang blốc qua tiêu âm đường hút vào khoang hút qua lá van hút vào trong xi lanh.
  • Khi pít tông đi xuống đến điểm chết dưới thì quá trình hút kết thúc quá trình nén bắt đầu. Pít tông đi từ từ dưới nên thể tích trong xi lanh giảm, áp suất tăng lá van hút đóng lá van đẩy mở hơi môi chất qua lá van đẩy vào khoang đẩy qua tiêu âm đẩy theo đường ống. Ngoài quá trình hút nén, blốc được hút nén liên tục để thực hiện quy tắc làm lạnh

Cách xác định các chân đấu điện.

  • Bên trong blốc có 2 cuộn dây: cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi động

Mỗi cuộn dây có 2 đầu nối dây khi lắp đặt xong người ta nối một đầu dây của cuộn chạy và một đầu dây của cuộn khởi động thành một dây chung.

+ Ký hiệu là C (common ).

Đầu dây còn lại của cuộn dây làm việc được gọi là đầu dây chạy.

+ Kí hiệu là S (start ).

  • Tuỳ thuộc vào từng blốc, mà các chân đấu điện có vị trí khác nhau. do đó ta phải xác định đúng để đấu theo đúng sơ đồ bằng cách dùng đồng hồ vạn năng về thang X1Ω đó vào ba chân đấu điện của động cơ, lần đo nào có giá trị lớn nhất là chân chạy và chân đề, còn lại là chân C.
  • Từ chân C đo với 2 chân chạy và đề, lần đo nào có giá trị điện trở nhỏ là chân R có giá trị lớn nhất là chân S.

*  Lưu ý

  • Khi xác định các chân đấu điện của động cơ ta, có thể dựa vào điện trở của cuộn chạy để nhận biết giá trị nguồn điện cung cấp co blốc.
  • Nếu điện trở lớn hơn 10Ω thì động cơ sử dụng điện áp 220V.
  • Nếu điện trở của cuộn chạy nhỏ hơn 10Ω thì động cơ sử dụng điện áp 110V.
  • Nếu điện trở cuẩ cuộn điện nhỏ hơn 5Ω thì động cơ đó bị chập một số vòng dây.
=> Trường hợp này chỉ áp dụng cho động cơ blốc có song suất nhỏ hơn 8200W. Nhưng đối với blốc điều hoà lại khác, điện trở của cuộn dây chạy có thể chỉ 2 đến 3 Ω nhưng sử dụng 220V vì công suất điều hoà lớn.
– Thông thường điện trở của cuộn dây chạy nhỏ hơn điện trở của cuộn đề, một số động cơ blốc thì ngược lại do đó khi xác định xong ta phải lắp rơle khởi động và bảo vệ rồi cấp nguồn cho blốc dựa vào đồng hồ kẹp dòng điện để kiểm tra.
– Nếu I nhỏ hơn I định mức ghi trên thang là ta xác định đúng.
– Nếu I lớn hơn I định mức ghi trên thang thì ta xác định sai.
=> Trường hợp này ta phải đổi chân đề và chân chạy cho nhau
– Dòng định mức là dòng làm việc tối đa của blốc đạt được nếu không có giá trị ghi trên thân thì ta dựa vào dòng sàn của động cơ blốc ( tủ lạnh ).
+ 220V  0,3 – 1,5A

+ 110V à 1,6 – 3,5A

  • Công suất càng lớn thì dòng càng cao.
  • Điện càng yếu thì dòng càng cao.

Sơ đồ đấu điện của động cơ blốc.

Động cơ blốc có 3 chân đấu nhưng nguồn điện  1 pha có 2 dây do đó khi lắp đặt 1 dây được với chân C.

+ Một dây được nối với chân R.

+ Còn chân S được lấy nguồn từ chân chạy nhưng qua Rơle khởi động hoặc tụ.

Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng

Blốc là thiết bị rất quan trọng trong hệ thống làm lạnh có thể                               quyết định nên chất lượng , tuổi thọ , giá thành của 1 tủ lạnh. Do đó blốc bị hư hỏng tủ lạnh có nhiều biểu hiện khác nhau. Nên ta phải tiến hành các  bước kiểm tra đánh giá chất lượng một  lốc trong hệ thống tủ lạnh hoặc 1 blốc khi chọn mua để thay thế.

Phần vỏ.

  • Kiểm tra về hình dạng xem có bị bẹp, bị rỉ hay không, đường ống và các chân cắm điện xem có bị bẹp hay bị gãy không, nước sơn phải đẹp.

Phần điện.

  • Kiểm tra cuộn dây: dùng đồng hồ vạn năng để thang X10Ω đo vào các chân đấu điện, lần đo nào có giá trị lướn nhất phải tương đương với điện trở thành phần. Điện trở của cuộn dây phải phù hợp với điện áp ghi trên thân.
  • Kết luận: cuộn dây không bị bẹp và bị đứt.

VD: đo 3 lần có một lần kim lên (có giá trị điện trở ) còn 2 lần là vô cùng (bị đứt).

Điện áp sử dụng ← 220 – 240v ; 50HZ → tần số.

Môi chất             ← R(134a) ; RLA ; 5A → dòng khởi động.

Dòng định mức   ← I = 0,8 ; 1/5 HP → mã lực ( sức ngựa ).

1HP ( mã lực ) = 736W

  • Kiểm tra độ cách điện giữa cuộn dây ra vỏ:

Dùng đồng hồ vạn năng để thang X10Ω, một que đo đặt vào một trong ba chân đấu điện, que còn lại đặt ra vỏ nơi tiếp xúc tốt với vỏ: nếu kim lên thì độ cách điện không tốt, kim không lên là tốt.

  • Kiểm tra dòng làm việc.

+ Lắp rơle khởi động và bảo vệ cho blốc hoạt động và dựa vào đồng hồ kẹp dòng  để kiểm tra.

+ Nếu dòng luôn luôn cao hơn dòng định mức có thể hỏng phần Điện và phần cơ.

+ Nếu dòng ổn định nhỏ hơn dòng định mức lúc này, ta quan sát giá trị dòng sau đó dùng tay bịt chặt vào đầu đẩy để quan sát giá trị dòng làm việc khi có tải, nếu giá trị này ổn định và nhỏ hơn dòng định mức nhưng không vượt qua ¼ lần so với dòng không tải là blốc tốt còn nếu vượt quá  ¼ lần dòng không tải là blốc bị ăn dòng khi có tải.

Phần cơ.

  • Kiểm tra về áp suất đẩy:

+ Nối ống đẩy với đồng hồ HI Ống hút và ống nạp ga để hở cho blốc hoạt động rồi quan sát kim đồng hồ HI đến khi nào kim đồng hồ dừng lại thì đó là áp suất đẩy của động cơ blốc.

+  Nếu giá trị :   –   >450 PSI là tốt

–    250 → 450 PSI là trung bình

–    100 → 350 PSI là kém

–    100 PSI là hỏng ( luồn hơi )

* Lưu ý: đồng hồ áp suất HI đo tối đa được 500 PSI.

+ Nếu khi khi đo blốc thấy giá trị kim đồng hồ chỉ trên 450 PSI là ta phải ngắt nguồn cho blốc → blốc đó tốt do nhiều Blốc có sức đẩy trên 500PSI có thể hỏng đồng hồ.

+ Thông thường một blốc đẩy tốt thì có sức hút tốt và ngược lại do đó nếu không kiểm tra áp suất hút thì ta phải nối ống đồng hồ LO vào đường ống hút ống nạp gas phải hàn kín, ống đẩy để hở.

  • Kiểm tra độ kín của lá van.

+ Nối đồng hồ HI với đầu đẩy, đầu hút và đầu nạp ga để hở cho blốc hoạt động và đẩy  đạt được  một giá trị  áp suất nào đó. Lúc này tắt máy ngừng hoạt động rồi quan sát giá trị trên đồng hồ HI.

+ Nếu giá trị nhỏ hơn ban đầu là độ kín của lá van bị hở

+ Nếu giá trị chỉ tương đương với ban đầu là lá van kín

  • Kiểm tra sức khởi động khi có tải.

+ Cho blốc hoạt động đến khi blốc đẩy một áp suất lên đồng hồ HI khoảng 200 PSI. lúc này cho blốc ngừng hoạt động, một lát sau cấp nguồn cho blốc hoạt động trở lại, dựa vào đồng hồ áp suất, dựa vào ampe kìm để kiểm tra.

+ Nếu blốc hoạt động bình thường là động cơ đó khởi động tốt khi có tải.

+ Nếu blốc không khởi động được thì khi lắp vào hệ thống có áp suất cao hơn thì blốc không hoạt động được gây ra cháy Blốc.

Đổ dầu ra khỏi blốc để có kết luận