Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy, cần bao nhiêu vốn?
Xe máy là phương tiện di chuyển chính ở Việt Nam. Mọi người thích đi xe máy vì nó tiện dụng, tiết kiệm, có thể nhanh chóng vượt qua những đoạn tắc đường ở thành phố.
Nếu đam mê xe máy nhưng chưa đủ vốn để mở cửa hàng bán xe máy, bạn có thể bắt đầu bằng cách kinh doanh phụ tùng xe máy. Việc kinh doanh sẽ cho phép bạn gia nhập thị trường mua bán xe máy, xe mô tô, gia tăng nguồn vốn và gặp gỡ, học hỏi từ những người có cùng đam mê với mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy tốt nhất mà bạn có thể khám phá và áp dụng và kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh của mình.
Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy đắt khách
1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh phụ tùng xe máy
Cũng như rất nhiều ngành nghề khác, khi kinh doanh phụ tùng xe máy, điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu đó là phụ tùng dành cho các loại xe thông dụng, thì khách hàng của bạn có thể là bất cứ ai, từ người dân lao động phổ thông, đến nhân viên văn phòng, …. Khi đó, bạn cần phải xem xem khu vực bạn định mở cửa hàng đã có ai kinh doanh mặt hàng này hay chưa, nếu có thì có ăn khách hay không, và họ đang kinh doanh theo mô hình như thế nào, ….
Nếu như bạn hướng tới các dòng xe phân khối lớn, thì yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc phụ tùng và đối tượng khách hàng cũng sẽ khác. Phụ tùng cho các loại xe này cũng khó tìm hơn và giá cả cao hơn. Đồng thời, đối tượng sử dụng dòng xe phân khối lớn cũng khá đặc biệt; các tay chơi xe thường sẽ giới thiệu cho nhau các cửa hàng phụ tùng uy tín. Vậy nên, nếu mới chỉ có vốn mà chưa có quan hệ rộng rãi hoặc ngược lại, thì bạn nên hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với một người bạn khác để tận dụng thế mạnh của cả hai bên. Nếu như bạn cần biết chi tiết về xe máy thì nên đi học 1 khóa sửa chữa xe máy ngắn hạn cấp tốc tại Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh phụ tùng xe máy của mình, bạn cần tập trung phân tích các đối thủ cạnh tranh tại địa phương và trên các kênh kinh doanh online như Facebook, Shoppe, Zalo, thitruongsi,… Hãy dành thời gian ghé thăm các cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy thành công và phân tích chủng loại hàng hóa, giá cả, số lượng hàng tồn kho và đối tượng khách hàng, cách kinh doanh, bán hàng của họ. Thu thập dữ liệu, phân tích điểm mạnh/điểm yếu từ đối thủ cạnh tranh chính là các kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy hữu ích cho bạn. Với những kinh nghiệm kinh doanh có được, bạn có thể xây dựng được tập giá trị cốt lõi cho sản phẩm, dịch vụ và tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình.
3. Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?
Thông thường, tổng chi phí cần để mở một cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy dao động từ 150 triệu – vài tỷ tùy theo quy mô. Cụ thể như sau:
* Chi phí thuê mặt bằng
Ở các thành phố lớn, chi phí thuê mặt bằng là một vấn đề không hề nhỏ, chưa tính đến việc chủ nhà sẽ yêu cầu bạn phải đóng tiền cọc 3 – 6 tháng đầu tiên. Chi phí thuê mặt bằng trung bình khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng, và nếu như phải đóng tiền nhà 3 tháng đầu tiên, thì bạn sẽ mất đến 30 triệu đồng. Nếu chọn địa điểm ở trong các ngõ ngách thì chi phí sẽ rẻ hơn, chỉ từ 5 – 7 triệu. Trong trường hợp chỉ muốn kinh doanh phụ tiền xe máy online, bạn có thể tận dụng một phần nhà ở để kinh doanh.
Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy: Tìm hiểu phí thuê mặt bằng kinh doanh
* Chi phí cải tạo mặt bằng, trang trí cửa hàng
Nếu muốn bán được hàng thì bạn phải tạo một không gian thật chuyên nghiệp. Hãy lên kế hoạch mua sắm tủ, kệ, thiết bị trưng bày sản phẩm trong cửa hàng. Hàng hóa nên được trưng bày gọn gàng, ngăn nắp trên các kệ để có thể tạo ấn tượng và niềm tin đối với khách hàng. Bạn không nên tiết kiệm tiền cho việc trang trí, bởi nó cũng sẽ không nhiều hơn 10 triệu đồng.
* Chi phí nhập hàng
Chi phí nhập hàng là khoản tiền lớn nhất mà bạn phải chi trả khi mới bắt đầu kinh doanh. Nguồn hàng phụ tùng xe máy của bạn sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là sản phẩm mục tiêu của bạn và quy mô của cửa hàng. Như đã nói ở trên, mỗi dòng xe lại sử dụng những loại phụ tùng khác nhau, vậy nên để tránh ế ẩm, bạn phải xác định xem mình sẽ tập trung vào dòng xe nào, và tuyệt đối không được nhập hàng theo cảm tính.
Kinh nghiệm bán hàng phụ tùng xe máy cho thấy, quy mô cửa hàng càng lớn thì số vốn để nhập hàng lại càng nhiều. Chi phí nhập phụ kiện ban đầu cho các cửa hàng nhỏ dự kiến vào khoảng 70 triệu đồng và có thể tăng lên gấp đôi đối với những cửa hàng có quy mô lớn hơn. Và, nếu như bạn kinh doanh phụ kiện xe phân khối lớn, thì số tiền 70 triệu cũng sẽ chưa đủ để nhập hàng.
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán phụ tùng xe máy: Xác định nguồn vốn nhập hàng
* Thuê nhân viên
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy hiệu quả là bạn phải kết hợp với lắp đặt và sửa chữa, dẫn đến việc bạn phải thuê thêm nhân viên. Bạn sẽ phải chi trả mức trung bình khoảng 6 – 7 triệu đồng/thợ/tháng; quy mô cửa hàng càng lớn thì số lượng thợ sửa chữa lại càng đông.
Giới thiệu về Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN đào tạo 20 ngành nghề: Điện tử, điện lạnh, ô tô, xe máy, may thời trang, nấu ăn, vi tính, điện thoại, điện dân dụng, điện công nghiệp, điện nước, điện kỹ thuật, sửa máy may, ….
NĂM THÀNH LẬP : Thành lập 1991 , mỗi năm với hàng ngàn học sinh tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định, mở cửa hiệu, công ty hay đi xuất khẩu lao động nước ngoài
CƠ SỞ VẬT CHẤT : Khu trường 5 tầng với 20 phòng học (Các phòng học của học sinh đều có thiết bị dạy học phù hợp với từng chuyên ngành, phòng học lý thuyết, bảng chống lóa, bàn ghế đúng tiêu chuẩn); hội trường 500m2; Có phòng truyền thống, thư viện, phòng và xưởng thực hành riêng.
VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN : Trường dạy nghề Thanh Xuân có đội ngũ giáo viên là những kỹ sư, thợ bậc cao, giàu kinh nghiệm có tay nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và có việc làm hằng năm từ 95% đến 98%.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC VIÊN : rất chặt chẽ và hiệu quả. Mọi thông tin về học sinh được nhà trường cập nhật thường xuyên vì thế gia đình yên tâm khi cho con em học tập tại trường.
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO : Được Trường quản lý đào tạo theo chương trình khung của Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Lý thuyết chiếm 30% còn lại 70% thực hành. Học viên được thực hành trên thiết bị hiện đại theo xu hướng mới.
Khi kết thúc khoá học nghề, phần nào chưa hiểu, chưa lành. Học viên được học lại miễn phí nếu như trong quá trình học chấp hành nội quy, quy chế cuả nhà trường.
- Giảm ngay : 500.000đ / khóa khi HV nộp học phí đủ
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho học viên khi đi kiến tập, thực tập
- Giảm 3.000.000đ/ khóa cho bộ đội xuất ngũ
- Giảm 10% học phí do HV diện chính sách
- Miễn phí vật tư tiêu hao trong quá trình thực hành
- Học lại MIỄN PHÍ những phần học chưa hiểu
- GIỚI THIỆU VIỆC LÀM sau tốt nghiệp tại Hà Nội
- Tư vấn MIỄN PHÍ mở cửa hàng, công ty cho HV
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO :
Phương pháp đào tạo thực tế ( cầm tay chỉ việc ). Lý thuyết song song với thực hành
CHỖ Ở NỘI TRÚ : Nhà trường có ký túc xá dành cho các học viên ở xa. 400.000đ/tháng, 6 – 8 người/phòng , ký túc xá có bình nóng lạnh, điều hòa, vệ sinh khép kín, ban công phơi đồ, có bếp nấu ăn, có căng tin, có tủ đồ riêng
Bằng cấp sau khi ra trường:
Cấp BẰNG TRUNG CẤP đối với học viên đã tốt nghiệp cấp 2 hoặc cấp 3
Cấp CHỨNG CHỈ NGHỀ đối với học viên chưa tốt nghiệp cấp 2
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN
ĐỊA CHỈ : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline : 0936 98 90 90 – 024 3558 95 95
Zalo : 0936989090 – 0985889090
Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân