Phương pháp nạp gas
- Tùy thuộc vào từng loại tủ lạnh, hãng sản xuất, năm sản xuất và nguồn gốc xuất sứ do đó trước khi nạp gas ta phải tham khảo thông số kỹ thuật như loại gas, dòng điện làm việc khi có tải, lượng gas vào hệ thống.
- Sau khi tạo chân không xong ta cho tủ lạnh hoạt động mở nhích van chai gas để cho gas vào hệ thống nhưng chỉ khống chế kim đồng hồ áp suất ở 30PSI. Thỉnh thoảng khóa van chai gas để kiểm tra khi nào kim đồng hồ đứng im ở khoảng 15PSI. Lúc này ta tạm ngừng cho gas vào hệ thống. Sau một thời gian hoạt động nhiệt độ bên trong hệ thống giảm. Nên giá trị áp suất giảm và luôn ổn định ở mức 2->12PSI là lượng gas vừa đủ. Gía trị áp suất này không phụ thuộc và trọng lượng gas, dung tích của tủ mà phụ thuộc vào số « của tủ và nhiệt độ môi trường.
- Ngoài ra để biết được tủ đó lượng gas vào đủ hay thiếu ta phải dựa vào dàn nóng, dàn lạnh, đường hút về của Blốc, dòng định mức của Blốc.
+ Dàn nóng nóng đều từ đầu dàn đến cuối dàn
+ Dàn lạnh tuyết bám khô, đề dính đều từ đầu dàn đến cuối dàn lạnh
+ Dòng làm việc phải ổn định và nhỏ hơn hoặc bằng dòng định mức
Tất cả những biểu hiện trên thể hiện lượng gas nạp vào hệ thống đã đủ.
- Trường hợp thiếu gas thì sờ đầu dàn nóng nóng hoặc hơi nóng, dàn lạnh đầu dàn bám tuyết giữa và cuối dàn không bám.
- Trường hợp thừa gas thì dàn nóng nóng nhiều từ đầu dàn đến cuối dàn, dành lạnh lạnh cả qua bầu tách lỏng đến Blốc (tuyết bám nhiều).
Một số hiện tượng thường gặp khi nạp gas
- Hiện tượng 1
- Trước khi nạp gas Blốc hoạt động bình thường nhưng sau khi nạp gas đủ ta cho tủ lạnh ngừng hoạt động. Một lúc sau cấp nguồn điện cho tủ hoạt động trở lại thì tủ không hoạt động dòng cao.
- Nguyên nhân: Do Blốc yếu không khởi động được khi có tải. Trường hợp này khắc phục bằng cách lắp thêm tụ kích khoảng 100 μF trở lên, nếu không được ta phải thay Blốc mới.
- Hiện tượng 2
- Lúc đầu tủ lạnh làm lạnh bình thường. Nhưng sau đó dàn nóng không nóng, dàn lạnh bám tuyết tan, kim đồng hồ LO chỉ ở vạch chân không.
- Nguyên nhân: Do hệ thống mất gas và bị tắc hệ thống lúc này ngừng cấp nguồn cho tủ lạnh, mở cánh cửa tủ ra quan sát trên đồng hồ LO:
+ Nếu kim đồng hồ luôn ở vị trí chân không là hệ thống bị tắc bẩn. Trường hợp này thay phin sấy lọc và vệ sinh hệ thống.
+ Nếu kim đồng hồ áp suất tăng lên mức cao (lớn hơn mức 0PSI) là hệ thống bị tắc ẩm. Trường hợp này ta phải khử ẩm cho hệ thống (thay phin sấy lọc), tạo chân không lại, có thể dùng cồn metanon để khử ẩm cho hệ thống.
- Hiện tượng 3
- Lúc đầu tủ làm lạnh bình thường , kim đồng hồ áp suất ổn định khoảng từ 2 -> 12PSI sau đó tủ lạnh mất lạnh kim đồng hồ áp suất chỉ trong khoảng 50PSI trở lên.
- Nguyên nhân: Do Blốc bị cong vênh lá van, Blốc sẽ không hút đẩy được do cân bằng áp suất giữa 2 dàn. Trường hợp này ta phải thay thế Blốc mới.
- Hiện tượng 4
- Tủ lạnh trực tiếp khi nạp gas ngăn đông ngăn đông làm lạnh bình thường nhưng ngăn lạnh không lạnh.
- Nguyên nhân: Do có thể thiêu gas, tắc 1 phần hệ thống, hoặc Blốc yếu.
+ Dàn nóng rất nóng, dòng cao, dàn lạnh tuyết bám dính tay à thay ổng mao
+ Dàn nóng không nóng lắm, dòng thấp, tuyết có dính tay à thay dàn nạp gas
+ Dàn nóng ít nóng, dàn lạnh bám tuyết không đều, không dính tayàthay Blốc
(Thay ống mao vì tắc 1 phần, thay dàn nạp gas vì thiếu gas, thay Blốc vì lốc yếu)
- Hiện tượng 5
- Dàn nóng rất nóng, dàn lạnh bám tuyết khô có dính tay nhưng đường hồi về của Blốc có đổ mồ hôi hoặc bám tuyết.
- Nguyên nhân: Do hệ thống bị thừa gas đối với trường hợp này ta phải xả bớt gas ra ngoài. Khi xả ra ta quan sát trên đồng hồ LO, nếu giá trị lớn hơn 0 ta xả ra qua đồng hồ, nếu giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0 ta phải ngắt nguồn cho Blốc rồi mới xả gas ra ngoài.