CÁC DỤNG CỤ ĐO – KHI SỬA TỦ LẠNH DÂN DỤNG
I. Đơn vị đo chiều dài
Kí hiệu (l), đơn vị (m, cm, mm, inh, feet….)
+ 1feet = 300 mm = 0,3 m
+ 1inh = 25,4 mm = 0,0254 m
II. Dụng cụ đo
2.1 Đồng hồ vạn năng
Đo điện thế, điện áp một chiều hoặc xoay chiều: ACV (xoay chiều), DCV (1 chiều)
Đo cường độ dòng điện 1 chiều (DMA)
Đo điện trở (Ω)
Kiểm tra một số linh kiện điện tử ( như tụ điện, bóng bán dẫn)
Đo khuyếch đại bóng bán dẫn (HFE)
Đo pin (BAH)
Đo tín hiệu âm thanh ra
2.2 Đồng hồ ampe kìm ( Kẹp dòng)
- Công dụng
Dùng để đo dòng điện xoay chiều, điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều, đo điện trở, kiểm tra 1 số linh kiện điện tử v.v…
- Cách sử dụng
Để đo điện áp xoay chiều hoặc 1 chiều, đo điện trở ta sử dụng tương tự đồng hồ vạn năng nhưng để đo dòng điện xoay chiều ta xoay núm về thang đo có kí hiệu ACA có thể dựa vào công suất hoặc dòng định mức để lựa chọn thang đo phù hợp cặp luồn 1 trong 2 dây câp nguồn cho phụ tải rồi đọc giá trị ở vạch chia có kí hiệu A tương ứng. Trường hợp không có vạch chia tương ứng ta phải đọc giá trị đo ở vạch chia khác rồi nhân hoặc chia sao cho giá trị tối đa bằng chính thang đo ta đặt.
* Lưu ý:
+ Đối với đồng hồ kẹp dòng cơ, khi đo dòng khởi động của động cơ khi đo dòng khởi động của động cơ ta phải đặt ở thang đo lớn hơn dòng động mức ít nhất 3 lần trở lên.
+ Khi cấp nguồn điện cho phụ tải là động cơ điện ta dựa vào đồng hồ đồng hồ đo dòng để có thể nhận biết được tình trạng của động cơ.
Nếu ban đầu giá trị dòng lớn rồi sau đó giá trị nhỏ hơn dòng định mức là động cơ bình thường.
Nếu giá trị đo luôn luôn = O.A là động cơ không hoạt động (do mất nguồn hoặc phụ tải hỏng).
Nếu giá trị đo luôn luôn lớn hơn dòng định mức là động cơ đó đang bị quá tải cần ngắt nguồn điện kịp thời để bảo vệ.
-Trên thực tế dụng cụ đo có 2 loại đó là: dụng cụ đo cơ, điện tử.
- Đối với dụng cụ đo điện tử có độ chính xác cao nhưng hư hỏng khó sửa chữa.
- Đối với dụng cụ đo cơ có cấu tạo đơn giản dễ sửa chữa nhưng độ chính xác không cao.
2.3 Bộ đồng hồ áp suất
Gồm có 2 đồng hồ, 2 van chặn , 3 dây gas.
- Đồng hồ màu xanh dùng để đo áp suất thấp như áp suất hút, áp suất chân không v.v…thường được gọi là đồng hồ LO (Low).
- Đồng hồ màu đỏ dùng để đo áp suất cao như áp suất đẩy của Blốc, thử kín một số các thiết bị v.v… thường được gọi là đồng hồ HI.
- Vạch chia màu đen dùng để đo áp suất dư là áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
- Vạch chia màu xanh dùng để đo độ chân không ( nhỏ hơn áp suất khí quyển).
- Vạch chia màu đỏ dùng đẻ đo nhiệt độ sôi của một số môi chất so với áp suất do đó tùy thuộc vào yêu cầu mà ta lắp đặt các thiết bị và đọc giá trị ở vạch chia khác nhau.
TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN
ĐỊA CHỈ CHÍNH THỨC : 93 NGUYỄN TUÂN – THANH XUÂN – HÀ NỘI
Hotline : 0936.98.90.90 – 0981.90.80.86 – 024.3558.95.95
Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân
Youtube : Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội
Zalo : 0936989090